Home / ĐẤT NƯỚC PHILIPPINES / CON NGƯỜI PHILIPPINES / Chính trị Philippines, có an toàn khi du lịch, du học tại đây?

Chính trị Philippines, có an toàn khi du lịch, du học tại đây?

Chính trị Philippines và những vấn đề liên quan

chinh-tri-philippines
Bạn biết gì về chính trị Philippines?

Chính trị Philippines là một vấn đề khá được quan tâm khi có dự định lưu trú, du lịch, học tập,… tại đây. Quốc gia này được đánh giá khá cao về an ninh, ổn định về chính trị. Hơn nữa, người dân nơi đây vô cùng thân thiện. Đây chính là một trong những nét thu hút du khách, du học sinh đến với đảo quốc này.

1. Khái quát chung về nước Cộng hòa Philippines

Đảo quốc xinh đẹp này có tên gọi đầy đủ là Cộng hòa Philippines. Manila – thủ đô của quốc gia này nằm trên hòn đảo lớn nhất phía Bắc – đảo Luzon.

1.1. Vị trí địa lý của Philippines

Nước Cộng hòa Philippines là được hình thành bởi hơn 7000 hòn đảo ở khu vực Đông Nam Á. Quốc gia này có tổng diện tích đất liền khoảng 300.000 km2.

7000 hòn đảo của Philippines chia thành 3 quần thể chính: Luzon, Visayas và Mindanao. Địa hình chủ yếu là núi với nguồn gốc từ núi lửa. Nguồn nham thạch dồi dào khiến đất đai Philippines khá màu mỡ, thuận tiện cho việc trồng cây nhiệt đới.

vi-tri-dia-ly-philippines
Philippines trên bản đồ thế giới

Philippines thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có nhiều động đất, núi lửa và bão lớn. Tuy nhiên, các thành phố được bao bọc như Cebu, Bacolod, Iloilo,… không hay chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thiên tai. Ngoài ra, đây cũng là đất nước sở hữu hệ sinh thái đa dạng với hệ động thực vật phong phú.

1.2. Tình hình kinh tế tại Philippines

Kinh tế Philippines phát triển theo hướng kinh tế thị trường. Với lợi thế về dân số đông và tháp dân số trẻ, Philippines nhanh chóng trở thành một trong những nước tăng trưởng nhanh ở Đông Nam Á.

Trước đó, kinh tế Philippines cũng đã từng bị ảnh hưởng nhiều bởi khủng hoảng tài chính châu Á 1998. Cũng chính trong khoảng thời gian khó khăn này, thiên tai cũng ập đến với quốc gia này. Đó là nguyên nhân khiến tăng trưởng kinh tế Philippines giảm từ 5% xuống 0.6% chỉ trong vòng một năm. Giá trị của đồn Peso cũng tụt xuống mức thấp nhất.

kinh-te-philippines
Kinh tế Philippines khá phát triển so với các nước cùng khu vực

Từ đó đến nay, Philippines có thêm một lần chịu ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu vào năm 2009. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, kinh tế Philippines đang có dấu hiệu phục hồi và phát triển với GDP năm 2017 tăng 6.7%, 6.2% vào năm 2018. Nhìn chung, Philippines được đánh giá là nước có kinh tế khá phát triển trong khu vực Đông Nam Á.

1.3. Đặc điểm dân cư Philippines

Philippines là nước có lượng dân số đứng thứ 3 Đông Nam Á với số dân ước tính trên 100 triệu người ở thời điểm hiện tại. Mật độ dân số trung bình là 364 người/km2, dân cư đông đúc nhất ở thành phố Manila và Quezon.

Dân cư Philippines đa phần là người gốc Mã Lai, nổi tiếng với sự tồn tại đa sắc tộc, đa ngôn ngữ. Ngôn ngữ chính thống của đất nước này là tiếng Tagalog. Tiếng Anh đã được công nhận là ngôn ngữ chính thứ hai của đảo quốc này. Hầu hết văn bản đều được viết bằng tiếng Anh và đa số người dân đều biết ngôn ngữ này.

Hầu hết người dân Philippines đều theo Công giáo với tỷ lệ lên tới 80%. Ngoài ra, còn có các tôn giáo khác: đạo Tin Lành (10%), đạo Hồi (5%), đạo Phật, … và số ít là người vô thần.

Văn hóa ở Philippines là sự hòa hợp giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây. Người dân nơi đây chịu ảnh hưởng chịu ảnh hưởng từ văn hóa của các nước láng giềng, các nước Hồi giáo và cả Tây Ban Nha, Mỹ. Đây là kết quả đến từ tiến trình lịch sử nhiều năm trở thành thuộc địa của Philippines.

2. Chính trị Philippines

2.1. Nền hành chính Philippines và các yếu tố cấu thành

Cách tiếp cận phổ biến nhất hiện nay về nền hành chính nhà nước là tập hợp các yếu tố cấu thành tổ chức và cơ chế hoạt động thực thi quyền hành pháp.

Theo đó, nền hành chính nhà nước gồm: thể chế chính trị, cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, đội ngũ nhân sự hành chính và nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất nhằm thực thi công vụ.

2.1.1. Thể chế chính trị Philippines

2.1.1.1. Lịch sử hệ thống chính trị của nước Cộng hòa Philippines

Hệ thống chính trị ở Philippines chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong 2 thời kỳ trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha và Mỹ.

*Thời kỳ Philippines là thuộc địa của Tây Ban Nha

Tên gọi Philippines được đặt theo tên của một vị vua người Tây Ban Nha vào đầu thế kỷ XVI. Trước khi bị Tây Ban Nha chiếm đóng, Philippines là một vùng đất giàu có với giao thương phát triển. Đối tác thương mại lúc bấy giờ của Philippines là Trung Quốc và Nhật Bản.

Chế độ thuộc địa khắc nghiệp của Tây Ban Nha khiến thương mại phát triển nhưng gây ra sự bất đồng với hệ thống quản lý lạc hậu. Các cuộc khởi nghĩa liên tục nổ ra nhưng đều thất bại. Sự độ hộ của người Tây Ban Nha cũng ảnh hưởng nhiều đến kiến trúc của các công trình nơi đây. Ban đầu là thành cổ Intramuros (còn gọi là Walled City) gồm nhiều nhà thờ, công trình mang đậm phong cách châu Âu. Sau đó, nét kiến trúc được mở rộng tới các công trình kiến trúc khác trên đảo quốc này.

Đồng thời, chính Tây Ban Nha cũng là người mang Công giáo đến với Philippines, biến nơi đây trở thành đất nước có số lượng người theo Công giáo lớn thứ 3 thế giới.

nha-tho-basilica-taal
Nhà thờ Công giáo lớn nhất châu Á tại Philippines
*Dưới thời đô hộ của Mỹ

Mỹ chiếm được Philippines sau cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha vào năm 1898. Philippines đã cùng Mỹ trải qua thế chiến thứ II với hai trận chiến nổi tiếng Bataan và Corregidor. Mỹ cai trị Philippines đa phần dựa vào vũ lực. Sự tác động này đã ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Philippines – vốn mang dấu ấn của nền văn hóa châu Á và Công giáo Tây Ban Nha.

tinh-hinh-chinh-tri-philippines
Bức tranh mô tả chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha

Mỹ đắn đo trong xu hướng quản lý Philippines: thúc đẩy hay trì hoãn sự tự quản của người Philippines. Sự băn khoăn này đã chấm dứt bởi cuộc tấn công bất ngờ của Nhật vào năm 1941. Nhật Bản đã gây ra nhiều tổn thất về người và của cho Mỹ và Philippines. Tuy nhiên, việc lập ra nước Cộng hòa Philippines bù nhìn đã phần nào bù đắp tổn thất về tinh thần cho đảo quốc này. 5 năm sau, Mỹ giành lại quần đảo này, chính thức trả độc lập cho Cộng hòa Philippines.

2.1.1.2. Thể chế chính trị Philippines

Thể chế chính trị Cộng hòa tại các nước được phân thành ba nhóm cơ bản: Cộng hòa Tổng thống, Cộng hòa Đại nghị và Cộng hòa hỗn hợp.

Philippines là một đảo quốc hình thành và phát triển theo thể chế chính trị Cộng hòa Tổng thống với một số đặc trưng tiêu biểu:

  • Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, đồng thời là người đứng đầu cơ quan Hành pháp, có quyền hạn lớn.
  • Tổng thống là người lập ra Chính phủ, các thành viên trong Chính phủ do Tổng thống đề cử và chịu trách nhiệm trước Tổng thống. Tổng thống và chính phủ không phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Tổng thống cũng không có quyền giải tán Quốc hội. Quốc hội cũng chính là đối tượng kìm hãm quyền hạn của Tổng thống.
Ngoài ra, thể chế chính trị Philippines có những nét riêng:
  • Các khu vực hành chính: 81 tỉnh
  • Hiến pháp: được thông qua ngày 2/02/1987, bắt đầu có hiệu lực từ 11/2/1987
  • Cơ quan hành pháp: Tổng thống là người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ. Tổng thống và Phó Tổng thống được bầu riêng theo phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 6 năm. Trên thực tế, Tổng thống trao quyền của mình cho nội các. Nội các chủ yếu gồm người đứng đầu các cơ quan hành pháp cung cấp dịch vụ cho người dân và quan chức cấp bộ trưởng.
  • Cơ quan lập pháp: Quốc hội là một cơ quan lập pháp lưỡng viện gồm: Thượng viện (24 ghế trong đó một nửa bầu 3 năm/lần, các thành viên bầu dưới hình thức phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 6 năm), Hạ viện (200 – 250 ghế, bầu dưới hình thức phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 3 năm). Mỗi viện có quyền hạn riêng. Thượng viện có quyền bỏ phiếu về hiệp ước. Hạ viện có quyền giới thiệu dự luật về ngân sách và thuế. Mỗi dự luật cần cả hai viện đồng ý sau đó được trình ký lên Tổng thống.
  • Cơ quan tư pháp: gồm Tòa án Tối cao và các tòa án cấp dưới. Tòa án Tối cao, thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm dựa vào khuyến nghị từ Hội đồng quan tòa, luật sư với nhiệm kỳ 4 năm.
  • Chế độ bầu cử: trên 18 tuổi, hình thức phổ thông đầu phiếu
  • Đảng phái chính trị: phong trào đấu tranh vì nền dân chủ Philippines, Đảng Tự do (LP), Lakas, Đảng Hành động dân chủ, Đảng Cải cách nhân dân (PRP)

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nước Cộng hòa Philippines

Philippines được chia thành các miền miền Luzon, Visaya và Mindanao theo thứ tự từ Bắc vào Nam. Tên gọi ba khu vực này được đặt theo ba đảo chính của đất nước. Ba miền này được phân thành 17 vùng nhằm thuận tiện cho việc quy hoạch và quản lý lãnh thổ. Tuy nhiên, trừ Manila và khu tự trị Hồi gáo Mindanao, các vùng khác không có chính quyền địa phương vì vùng không phải là cấp hành chính tại Philippines.

chinh-tri-o-philippines
Sơ đồ bộ máy hành chính Philippines

Cấp hành chính chính thức của Philippines là tỉnh với 81 đơn vị. Thủ đô Manila vừa là một vùng, vừa là đơn vị hành chính đặc biệt của đất nước. Dưới tỉnh là các các thành phố và khu tự quản. Tuy đây là đơn vị đồng cấp nhưng điểm khác biệt là thành phố có nhiều chức năng hành chính, được cấp ngân sách nhiều hơn khu tự quản. Đơn vị hành chính địa phương cuối cùng ở Philippines là các barangay.

2.2. Tình hình chính trị Philippines năm 2019

Là một nước Cộng hòa Tổng thống đa đảng, đây cũng là một phần nguyên nhân gây ra những bất đồng trong chính trị của đất nước này. Tình trạng tham nhũng, bất ổn xảy ra trong đời sống của người dân, hoạt động nổi loạn của một số thành phần, phong trào ly khai Hồi giáo,… đã phần nào ngăn cản sự phát triển kinh tế của đất nước. Tổng thống đương nhiệm Gloria Macapagal-Arroyo đã từng phải đối mặt với những bất ổn chính trị, những lời buộc tội gian lận trong quá trình bầu cử.

Ngoài ra, an ninh tại một số khu vực của Philippines vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ. Điều này thể hiện ở tình trạng trẻ em lang thang phải ngủ ngoài đường, xin tiền du khách, bị buộc trở thành tội phạm,… Một điểm khác biệt khác tại Philippines chính là việc sở hữu súng là hợp pháp. Bởi vậy, du khách có thể bắt gặp cảnh sát được trang bị súng tại các trung tâm thương mại.

nguoi-dan-philippines
Đôi chút bất ổn trong chính trị không làm người dân nơi đây bớt đi sự thân thiện

Tuy nhiên, nói qua cũng phải nói lại, sự bất ổn trong chính trị là điều mà rất nhiều quốc gia gặp phải. Hơn nữa, tại Philippines, đây không phải là điều quá gây nguy hiểm nếu bạn muốn sang đất nước này du lịch hay học một khóa tiếng Anh ngắn hạn. Đặc biệt là trong khi người dân nước này cực kỳ thân thiện. Bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ bất cứ khi nào bạn cần.

Check Also

tha-khinh-khi-cau-tai-philippines

Lễ hội khinh khí cầu tại Philippines

Lễ hội khinh khí cầu tại Philippines 2020 Bạn đã bao giờ cưỡi khinh khí …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *