Home / ĐẤT NƯỚC PHILIPPINES / CON NGƯỜI PHILIPPINES / Những nét độc đáo trong tôn giáo ở Philippines

Những nét độc đáo trong tôn giáo ở Philippines

Sự đa dạng trong tôn giáo ở Philippines

ton-giao-o-philippines
Philippines là quốc gia có đa dạng tôn giáo

Philippines là một đảo quốc hình thành từ hơn 7000 hòn đảo lớn nhỏ trong khu vực. Quốc gia này có tên gọi chính thức là Cộng hòa Philippines. Có lẽ vì sự chia cắt về đất liền đã hình thành nên những nét riêng trong văn hóa của người Philippines ở mỗi khu vực. Không những đa dạng về sắc tộc, văn hóa, tôn giáo ở Philippines cũng theo đó mà phong phú.

Tổng quan về Philippines

Thông tin chung về Philippines

Philippines có tổng diện tích đất liền gần 300.000 km2. Đất nước này có các mặt giáp biển Philippines, biển Đông và biển Celebes.

ban-do-philippines
Bản đồ đất nước Philippines

Thủ đô của Philippines là thành phố Manila nằm trên đảo Luzon. Đây là một tổ hợp gồm 17 khu vực hành chính. Trong đó, nổi bật nhất là Manila và Quezon – hai đảo lớn nhất, cũng là nơi có dân số đông nhất Philippines.

Dân số ở Philippines

Theo số liệu thống kê mới nhất từ Liên Hiệp Quốc, dân số Philippines rơi vào khoảng 108 triệu người. Với số liệu này, Philippines trở thành quốc gia đông dân thứ 13 trên thế giới và đông dân thứ 7 tại châu Á. Phần đa dân số sinh sống tại đảo Luzon, nơi có thủ đô Manila với cuộc sống nhộn nhịp.

Thành phần dân tộc tại Philippines khá đa dạng với hơn 12 nhóm. Trong đó, một số nhóm tiêu biểu có thể kể đến như: Tagalog, Cebuano, Ilocano, Bisaya, Hiligaynon, Bikol,… Số lượng nhóm dân tộc biến Philippines trở thành một trong những quốc gia đa chủng tộc nhất châu Á.

Ngôn ngữ được sử dụng tại Philippines

Philippines không chỉ là đất nước có đang dạng sắc tộc mà còn là quốc gia với nhiều hệ ngôn ngữ cùng tồn tại. Mặc dù được biết đến là quốc gia với tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Tuy nhiên, tại Philippines vẫn tồn tại song song những ngôn ngữ khác. Ví dụ như Tagalog là tiếng địa phương tại Manila, hay tiếng Cebuano là ngôn ngữ được dùng ở Cebu,…

tieng-anh-philippines
Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai ở Philippines, song song tồn tại là hơn 170 hệ ngôn ngữ khác

Văn hóa tinh thần của người Philippines

Sự đa dạng trong văn hóa của Philippines còn được thể hiện qua văn hóa tinh thần, cụ thể là trong tôn giáo và tín ngưỡng. Tôn giáo tồn tại ở Philippines có thể kể đến là công giáo, thiên chúa giáo, đạo hồi, đạo Phật,…

Ngoài ra, mỗi khu vực, mỗi tôn giáo, mỗi dân tộc lại có những nét riêng trong tín ngưỡng. Từ đó góp phần tạo nên hệ thống văn hóa tinh thần vô cùng phong phú tại đảo quốc này.

Tín ngưỡng tôn giáo ở Philippines

Philippines là quốc gia có tôn giáo đa dạng. Trong đó, gần 90% dân số là tín hữu của đạo Cơ đốc (còn được gọi là Ki-tô giáo) với 80% thuộc Giáo hội Công giáo Rôma và 9% theo các giáo phái Tin Lành. Đây là đất nước có số dân theo đạo Công giáo lớn thứ 3 thế giới và lớn nhất châu Á.

ty-le-ton-giao-o-philippines
Biểu đồ thể hiện thành phần tôn giáo ở Philippines

Tuy nhiên, ở một số vùng lãnh thổ như quần đảo Sulu, đảo Mindanao, người dân theo đạo Hồi nhiều hơn. Số lượng này chiếm khoảng 5% dân số cả nước. Ngoài ra, dân số Philippines còn theo các tín ngưỡng tôn giáo khác như đạo Phật, đạo Thiên chúa, Do Thái giáo, Ấn Độ giáo,… Một phần nhỏ học viên là người vô thần.

Cơ đốc giáo, Công giáo Rô-ma

Giáo hội Công giáo Rô-ma là bộ phận lớn nhất trong số các nhóm, tự xưng là Công giáo. Giáo hội Công giáo tại Philippines là một bộ phận của Giáo hội Công giáo Hoàn vũ. Giáo hội này được quản lý bởi Giáo hoàng.

cong-giao-o-philippines
Công giáo là tôn giáo lớn nhất ở Philippines

Công giáo Rô-ma là tín ngưỡng tôn giáo lớn nhất ở Philippines. Đây được xem là kết quả của hơn 300 năm trở thành thuộc địa của người Tây Ban Nha.

Công giáo được truyền bá bởi người Tây Ban Nha tại các đảo của Philippines bắt đầu từ thế kỷ XVI. Ngày nay, tôn giáo này được thực hành, công nhận là tôn giáo của đất nước.

Cơ đốc giáo, đạo Tin Lành

Đây là nhóm tín ngưỡng tôn giáo lớn thứ hai tại Philippines, sau Công giáo. Đạo Tin Lành đã theo các nhà truyền giáo Mỹ tới Philippines từ chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha. Giành được Philippines từ tay Tây Ban Nha, Mỹ đã góp phần làm đa dạng tôn giáo của đất nước này.

Ngoài ra, có một số nhóm theo đạo Tin Lành tại Philippines được thành lập tại địa phương mà không có sự ảnh hưởng từ nước ngoài bằng cách liên kết cùng Hội đồng Tin Lành Philippines (PCEC)

ton-giao-philippines
Một nhà thờ đạo Tin Lành ở Philippines

Đạo Hồi ở Philippines

Đạo Hồi ở Philippines cũng là một tín ngưỡng tôn giáo có số lượng người theo khá lớn. Tôn giáo này đã tồn tại từ một thế kỷ trước khi đạo Cơ đốc được truyền bá và lan rộng khắp đất nước.

ton-giao-tai-philippines
5% người dân Philippines theo đạo Hồi

Đạo Hồi được biết đến đầu tiên tại đảo Simunul thông qua hoạt động giao thương với Ấn Độ. Giáo sĩ Hồi giáo Karim ul ‘Makhdum là người đã mang tôn giáo này đến với Philippines. Ông còn thành lập nhà thờ Hồi giáo đầu tiên và lâu đời nhất tại Philippines.

Tín ngưỡng tôn giáo khác

Một số tín ngưỡng tôn giáo khác tồn tại ở Philippines gồm: Ấn độ giáo, tín ngưỡng baha’I, Do Thái giáo, Tín ngưỡng bản địa,… và một bộ phận nhỏ là người vô thần.

Tín ngưỡng bản địa có trước các tín ngưỡng tôn giáo khác. Tín ngưỡng bản địa tạo cho con người niềm tin về thuyết vật linh, tin rằng những thực thể không sống cũng có linh hồn riêng. Ngoài ra, tín ngưỡng bản địa còn tôn thờ nhiều vị thần khác nhau, khác với các tôn giáo độc thần.

Ảnh hưởng của đạo Công giáo ở đất nước Philippines

Nhà thờ lớn Công giáo Basilica Taal

nha-tho-basilica-taal
Nhà thờ Công giáo lớn nhất châu Á tại Philippines

Biểu tượng của Công giáo tại Philippines chính là nhà thờ Công giáo lớn nhất châu Á. Nhà thờ Basilica Taal được xây dựng từ năm 1575, gần bờ biển Taal Lake. Nhà thờ này đã trải qua nhiều lần trùng tu do ảnh hưởng của thời gian và thiên tai. Hiện nay, công trình này đã được công nhận là di tích quốc gia của Philippines.

Công giáo trên đường phố Philippines

Ngoài nhà thờ Basilica Taal, hình ảnh của Công giáo còn xuất hiện ở mọi góc phố, công trình của người dân Philippines. Thay vì những thông điệp quảng cáo trên những bảng hiệu lớn, đây là nơi hình ảnh Đức Mẹ Maria, chúa Giê-su hiện hữu. Đôi khi, những câu nói hay trong Kinh thánh, lịch nghỉ thánh lễ của nhà thờ cũng xuất hiện trên đường phố Philippines.

Ngoài ra, trên các loại xe, đặc biệt là xe Jeepney – phương tiện phổ biến nhất Philippines là nơi hình ảnh kiến trúc nhà thờ Công giáo thường xuyên xuất hiện. Một phần cũng đến từ kết cấu kiến trúc của các nhà thờ này trang nghiêm và đẹp.

xe-jeepney-philippines
Xe Jeepney với các hình ảnh của Công giáo

Các loại xe khác của Philippines cũng xuất hiện các hình dán hoặc chuỗi tràng hạt. Chưa hết, du khách sẽ thường được nghe các bài thánh ca, một đoạn Kinh thánh khi ngồi trên taxi.

Lễ hội của người theo Công giáo Rô-ma

Các ngày lễ chính của những người theo Công giáo là Holy Week (tuần thánh) với 3 ngày lễ quan trọng: Holy Thursday, Good Friday, Easter Vigil (thứ năm thánh, thứ sáu thánh, thứ bảy vọng Phục Sinh). Đây là những ngày lễ nhằm tưởng niệm cái chết của chúa Giê-su. Đây được xem là quốc lễ ở Philippines. Vào những ngày này, tất cả các nhà hàng, sinh viên cũng như người đi làm đều được nghỉ lễ.

Hoạt động thường ngày của người dân trong ngày lễ là đến các nhà thờ Công giáo để cầu nguyện và thực hành các nghi thức tưởng niệm. Các tín hữu đến nhà thờ và chuẩn bị mừng lễ. Các hoạt động thường thấy là xưng tội, lập đàng thánh giá, đi đàng thánh giá, đọc kinh lần chuỗi mân côi. Ngoài ra, vào thứ năm thánh, các tín hữu còn đi viếng 7 nhà thờ, đi bộ hành hương và thực hiện các hoạt động tưởng niệm chúa Giê-su từ tối hôm đó.

ton-giao-philippines
Một lễ hội Công giáo của người dân Philippines

Vào giờ Chúa phục sinh, những người theo Công giáo sẽ tập trung tại nơi thực hiện nghi thức tưởng niệm do cha chủ tế tổ chức. Những bài ca đoàn mang âm hưởng hân hoan, vui mừng ngay sau đó sẽ đồng loạt vang lên.

Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên và người đi làm, nhiều nhà nguyện đã được xây dựng trong các trường đại học, trung tâm thương mại và nhiều tòa nhà. Mọi người có thể tham dự thánh lễ thường xuyên với nhiều khung giờ linh hoạt.

Văn hóa ứng xử hàng ngày

Văn hóa của Công giáo còn thể hiện trên chính cách ứng xử và con người Philippines.

Người dân Philippines rất thân thiện và cởi mở. Việc chỉ đường cho du khách, giúp đỡ người xa lạ đã trở thành một phần trong văn hóa con người nơi đây.

Người Philippines có văn hóa xếp hàng. Ngoài ra, họ cũng rất lịch thiệp, sẵn sàng nhường bạn lên trước. Giao thông ở Philippines cũng vì thế mà an toàn.

Chào hỏi ngay cả khi chỉ lướt qua nhau. Bạn cũng sẽ nghe thấy họ nói “sa-la-mat” nếu họ nhận được sự giúp đỡ từ người khác, dù chỉ là điều nhỏ nhặt nhất. Theo ngôn ngữ Tagalog, “sa-la-mat” mang ý nghĩa cảm ơn.

Người Philippines rất thích ca hát, nhảy múa. Bởi vậy, bạn có thể nghe và tham dự thánh lễ ở đây nếu muốn, bạn sẽ luôn được chào đón. Những bài hát thánh ca luôn được cất lên với một tinh thần hăng say, hết mình.

Pháp luật của Philippines có ban hành luật cấm ly hôn. Đây cũng là một trong những giáo luật của đạo Công giáo.

Các dòng tu ở Philippines

Dòng tu là một tổ chức, một nhóm người trong Giáo hội Công giáo tự nguyện chung sống trong một cộng đồng. Những nhóm người này thường sống tại tu viện hoặc đan viện. Tuy nhiên, dòng tu nào cũng hướng tới mục đích sống trọn vẹn với ba quyết tâm chính: khiết tịnh, nghèo khó và vâng phục. Trong đó, khiết tịnh mang ý nghĩa là không lập gia đình, không tìm thú vui thể xác. Nghèo khó nghĩa là không giữ tài sản riêng. Vâng phục tức là luôn làm theo mệnh lệnh của bề trên.

Philippines có hơn 80% dân số theo đạo Cơ đốc, Công giáo Rô-ma. Lượng dân số khá lớn này dẫn đến các dòng tu ở Philippines cũng rất đa dạng. Một số dòng tu phổ biến ở Philippines là: Dòng con Đức Mẹ mân côi, Dòng Mẹ Chúa cứu chuộc, dòng Đa Minh, Dòng chúa Giê-su và Mẹ Maria,…

Check Also

tha-khinh-khi-cau-tai-philippines

Lễ hội khinh khí cầu tại Philippines

Lễ hội khinh khí cầu tại Philippines 2020 Bạn đã bao giờ cưỡi khinh khí …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *